Phạm Quang Dũng: Cậu bé nghèo thành đại gia bất động sản

Phạm Quang Dũng - Trước khi trở thành chủ tịch của một công ty bất động sản có doanh thu 700 tỷ đồng mỗi năm, doanh nhân Phạm Quang Dũng đã trải qua những ngày tháng cơ hàn làm xe khách để kiếm miếng sinh nhai.


Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở tỉnh Nam Định, ngay từ nhỏ, ông Phạm Quang Dũng đã đam mê kinh doanh và đeo đuổi ước mơ làm giàu. Nhưng khi lên 8 tuổi, ông mắc một chứng bệnh đau bụng lạ khiến mỗi năm phải nghỉ học 3 tháng. Quá trình học đứt đoạn, lại đúng lúc chiến trường kêu gọi, ông lên đường nhập ngũ khi mới học xong lớp 7.
Doanh nhân Phạm Quang Dũng - Chủ tịch Công ty cổ phần TASCO (TARIC).
Tháng 1 năm 1972, ông vào quân đội và được chọn làm cán bộ huấn luyện thông tin của Bộ Tư lệnh Pháo binh. Với quan niệm “xanh cỏ còn hơn đỏ ngực”, ông nhiều lần xin ra tiền chiến song đều bị từ chối. Năm 1975, ông xuất ngũ và thi đậu vào trường nghiệp vụ thủy lợi, khoa kế toán.
Sau 5 năm học, ông trở về quê, công tác tại phòng Giao thông thủy lợi của huyện Hải Hậu. Những ngày tháng công chức nhà nước khiến ông quyết định phải đầu tư một cái gì đó để gia đình mình, làng quê mình thoát nghèo. Ông nhớ lại: “Ai cũng đi làm theo kẻng để ghi điểm mà đói thì vẫn hoàn đói, đến mua cái vé ôtô cũng phải xếp hàng từ tối hôm trước, có người quen làm ở phòng giao thông, may ra cũng chỉ xin được giấy giới thiệu để được mua vé, đi từ Nam Định lên Hà Nội mất đến 2 ngày trời...”
Chứng kiến cảnh đó, từ những năm 1982-1983, ông Phạm Quang Dũng bắt đầu đầu tư công nông chở hàng, máy xay gia công, ôtô tải... Và đến năm 1988, khi nhà nước có chủ trương xã hội hóa, ông chuyển sang kinh doanh xe khách. Ngày thường đi làm công chức, cuối tuần lại đóng vai lơ xe.
Năm 1995, ông dứt áo công chức nhà nước sau 15 năm công tác để chuyển sang công ty xây dựng của huyện. Ban đầu chỉ là đấu thầu thành công những dự án của xã, ở huyện rồi có chút tiếng tăm, ông liên doanh với công ty công trình giao thông Nam Định, tiền thân của TARIC ngày nay. 2 năm sau, ông được vị giám đốc của đơn vị đối tác mời về với vị trí phó giám đốc, bất chấp dị nghị của bao người về trình độ bằng cấp.
Năm 1998, ông Phạm Quang Dũng lên giữ chức giám đốc trong tình cảnh doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản. Năm 2000, tổng tài sản của công ty chỉ là 600 triệu đồng. Nhờ cổ phần hóa, số vốn huy động được là 7 tỷ đồng, giúp đơn vị từng bước khắc phục được khó khăn. Đến nay, tổng số vốn điều lệ của TARIC đã 350 tỷ đồng với doanh thu mỗi năm khoảng 700 tỷ đồng.
Mới đây, ông đã vinh dự là một trong 24 Doanh nhân nhận giải thưởng Ernst & Young – Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp 2011.
Doanh nhân Phạm Quang Dũng là một trong 24 Doanh nhân nhận giải thưởng Ernst & Young – Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp 2011.
Mỗi ngày làm việc 15-16 tiếng, cả tuần chỉ nghỉ nửa buổi ngày chủ nhật, học và tự học không ngừng trên thương trường để có được thành quả như vậy song ông Phạm Quang Dũng luôn tâm niệm, thành công của TARIC là nhờ luôn giữ uy tín, chất lượng sản phẩm và sự đồng lòng, đoàn kết trong nội bộ công ty. Ngoài ra, vấn đề đào tạo trong doanh nghiệp cũng luôn được ông đề cao với việc đầu tư 2 tỷ đồng mỗi năm.
Ông Dũng kể, trong một lần tham gia khóa đào tạo quản trị tại Nhật, ông được biết các doanh nghiệp bên đó luôn coi trọng và đầu tư tỷ lệ phần trăm doanh thu nhất định cho đào tạo. Về nước, ông cũng áp dụng song mất nhiều tiền, thời gian mà không thu được hiệu quả. Sau một thời kỳ dài lãng phí, ông mới hiểu được bản chất của đào tạo trong doanh nghiệp là bù lỗ hổng, nghĩa là với mỗi vị trí nhất định phải yêu cầu năng lực chuẩn, đối chiếu với năng lực thực tế để bù đắp những mặt còn thiếu.
Trong bối cảnh như hiện nay, ông Dũng cho rằng không riêng gì bất động sản mà các lĩnh vực kinh doanh khác đều lâm vào tình cảnh khó khăn. “Đến hàng cơm bình dân cũng lao đao vì bây giờ giới văn phòng cũng quay lại thời kỳ cơm hộp, có mấy nơi đặt cơm trưa như trước đâu”, ông chia sẻ. Tuy nhiên, theo doanh nhân này, 75% giá trị doanh nghiệp nằm ở vốn nhân lực và văn hóa. Điều này nếu được đầu tư xứng đáng sẽ giúp đơn vị vượt qua giai đoạn khủng hoảng.
Từ cậu bé sinh ra trong một gia đình nghèo, nay sở hữu tổng tài sản trị giá cả trăm tỷ đồng, vươn lên làm chủ một doanh nghiệp lớn sau chặng đường học hành dang dở, doanh nhân Phạm Quang Dũng cho rằng ước mơ, đam mê là yếu tố then chốt.
“Muốn thành công trước hết cần phải có ước mơ, kế hoạch cho riêng mình. Mình phải biết mình muốn gì thì trời mới biết để cho. Đến Harvard cũng chỉ trang bị phương pháp logic, kiến thức phải là sự trải nghiệm”, ông Phạm Quang Dũng chia sẻ.

Đọc thêm »

Phạm Tiến Thịnh: Tôi không làm CEO S-Fone nếu quá ngon ăn

Phạm Tiến Thịnh sn 1966 - Đảm nhận vị trí Tổng giám đốc S-Fone vào đúng thời điểm mạng di động này khó khăn, ông Phạm Tiến Thịnh cho rằng đó là giai đoạn thử thách. Nếu quá “ngon ăn” ông đã không ngồi vào chiếc ghế nóng này.

Ông Phạm Tiến Thịnh trải lòng, sau 3 tháng nhận chức.

- Được mời về điều hành S-Fone trong giai đoạn hãng viễn thông này đang “thay máu” với ngổn ngang những thách thức, ông dự định sẽ tháo gỡ khó khăn ra sao?

- Thuyết tương đối của nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein là một phát minh trong lĩnh vực vật lý học, nhưng nó đã, đang và sẽ luôn là nguyên lý và là quan niệm sống của tôi. Vì vậy, đối với tôi, thay đổi để cải thiện những cái đã được tạo ra và đang hiện hữu là việc tất cả chúng ta nên luôn cân nhắc. Trong quá trình thay đổi vì mục tiêu đó, luôn có những thách thức mà chúng ta cần phải vượt qua.

Việc S-Fone đang trong giai đoạn chuyển đổi mô hình kinh doanh cũng là một giải pháp để cải thiện hoạt động và nâng cao hiệu quả đầu tư của một doanh nghiệp. Trong đó, “thay máu” hay nói đúng hơn “thay đổi tư duy” là một giải pháp cần thiết và tối ưu.

Đối với tôi, những thách thức trong quá trình chuyển đổi này chính là hoàn thiện cơ chế hoạt động nội bộ và hoàn tất các thủ tục bên ngoài để chuyển đổi S-Fone từ mô hình hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) lên liên doanh (JVC). Tuy nhiên, tôi cảm thấy mình may mắn và rất tự hào vì nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ Ban lãnh đạo của SPT và S-Fone. Thêm vào đó, bên cạnh tôi còn có cả một đội ngũ cán bộ nhân viên rất tâm huyết và đồng tâm hiệp lực trong giai đoạn này.

Tổng giám đốc điều hành mới của S-Fone - Phạm Tiến Thịnh. Ảnh: T.T.

- Điều hành một doanh nghiệp lớn, đang tăng trưởng đã khó, lãnh đạo một công ty trong giai đoạn khó khăn về vốn, về công nghệ, về cạnh tranh thị trường như S-Fone, vậy điều gì khiến ông nghĩ rằng mình sẽ thành công khi ngồi ở vị trí chiếc ghế nóng?

- Nếu được mời về điều hành doanh nghiệp trong giai đoạn ăn nên làm ra, chắc có lẽ tôi đã không nhận lời vì tôi là người có “máu” chinh phục thử thách. Ở đây, tôi muốn phân tích để hiểu rõ bối cảnh của S-Fone hiện nay để từ đó đánh giá, xây dựng chiến lược và kế hoạch giải quyết cụ thể tình huống đó.

Trước hết, về cơ chế hoạt động: Dự án S-Fone được cấp phép từ năm 2001 và chính thức phát sóng vào đầu tháng 7/2003 hoạt động theo mô hình BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh) giữa Công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn và Tập đoàn SK Telecom Hàn Quốc.

Ông Phạm Tiến Thịnh - Việt kiều Đức, có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông, từng đảm nhiệm vị trí quản lý cấp cao cho các tập đoàn đa phương tiện trên thế giới như Bertelsmann, T-Mobile International, Qualcomm, Telkom Indonesia Group, Indosat Group…

Tại thời điểm đó kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông di động chưa được mở rộng cho nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, với mô hình BCC, Chính phủ Việt Nam đã mở rộng đường cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này nhằm khuyến khích những công nghệ tiên tiến “du nhập” vào thị trường Việt Nam. Vì thế, nhìn chung BCC cũng đã đạt được những hiệu quả nhất định.

Tuy nhiên trong quá trình vận hành, S-Fone đã đối diện với những thách thức về nhiều mặt như: Đầu tư; công nghệ; hạn chế trong các vấn đề pháp lý, vốn đầu tư, cơ chế điều hành từ mô hình BCC,… Đặc biệt là vì S-Fone đã triển khai hết các nguồn lực đầu tư và các điều kiện cam kết của hai bên theo BCC từ năm 2005 dù thời gian của BCC là đến năm 2016.

Trên thế giới, ở các nước phát triển, sự lựa chọn công nghệ của một nhà mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, sự phát triển của công nghệ đó trên thị trường khu vực và thế giới, giá thành cho sản phẩm đầu cuối… Việc lựa chọn và định hướng công nghệ hầu như hoàn toàn nằm trong chiến lược của các nhà mạng và luôn là kết quả của một sự phối hợp hài hòa giữa các nhà mạng và các cơ quan chức năng cũng như giữa công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Riêng tại Việt Nam, tiêu chí quan trọng của việc lựa chọn công nghệ lại là quá trình quy hoạch băng tần. Chính vì thế, chiến lược xây dựng công nghệ vẫn còn gặp nhiều thách thức chủ yếu là do nguyên nhân khách quan. S-Fone cũng phải đối mặt với những thách thức đó mặc dù công nghệ đang áp dụng là công nghệ CDMA tiên tiến với những ưu điểm đã được cả thế giới công nhận.

Và cuối cùng một trong những yếu tố cạnh tranh quyết định sự thành công đó là thị trường.

- Ông đánh giá như thế nào về thị trường viễn thông Việt Nam?

- Tôi xin tiếp phần đã trả lời ở trên. Thị trường viễn thông Việt Nam là một trong bốn thị trường phát triển nhanh trên thế giới trong hơn 5 năm qua. Với tốc độ tăng trưởng và số lượng nhà mạng hiện nay thì viễn thông di động là một trong những thị trường cạnh tranh rất khốc liệt, trong đó chiến lược về giá vẫn luôn là yếu tố quan trọng để chiếm lĩnh thị phần bên cạnh chất lượng dịch vụ sản phẩm, chất lượng phục vụ khách hàng.

Tôi nghĩ rằng thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay còn rất nhiều tiềm năng cho bất cứ nhà mạng nào - thậm chí cả nhà mạng mới -nếu có một chiến lược rõ ràng và triển khai nó một cách triệt để. Bởi ngoài con số dự đoán mà các chuyên gia nghiên cứu thị trường đưa ra, với hơn 20 triệu người Việt Nam vẫn chưa có cơ hội tiếp cận với điện thoại di động thì vẫn còn một số phân khúc thị trường đặc thù nằm ngoài “vùng phủ sóng” của các nhà mạng.

Mặt khác, Việt Nam với hơn 2/3 tổng số dân có độ tuổi dưới 35 tuổi - một thị trường rất trẻ và đầy tiềm năng từ nhận thức đến nhu cầu tiêu dùng - là phân khúc thị trường hấp dẫn cho rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực hàng hóa/dịch vụ viễn thông di động. Tất cả các yếu tố trên đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược và kế hoạch triển khai sắp tới của S-Fone.

- Có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông, từng đảm nhiệm vị trí quản lý cấp cao cho các tập đoàn truyền thông đa phương tiện thế giới. Những kinh nghiệm trong quản lý trước đây của ông đã giúp gì khi điều hành S-Fone?

- Tôi rời Việt Nam một mình khi còn bé, trưởng thành, được đào tạo và làm việc trong môi trường đậm chất văn hóa châu Âu. Vào những ngày khởi đầu trở về và làm việc tại các quốc gia châu Á, tôi cũng đã phải trải qua một quá trình dài để thích nghi trở lại với môi trường sống và làm việc đậm chất Á Đông này. Theo tôi mỗi doanh nghiệp có một nét văn hóa riêng, được xây dựng và cải thiện trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Một trong những việc mà một người lãnh đạo phải làm là thay đổi những gì cần phải thay đổi - vì doanh nghiệp và vì tập thể, trong đó có cả văn hóa doanh nghiệp.

- Vậy ông dự định áp dụng “chiêu bài" gì để lèo lái con thuyền S-Fone thành công để tránh nguy cơ bị đối thủ thâu tóm hoặc sáp nhập?

- Tôi nghĩ tôi đã nêu rõ những yếu tố chính để áp dụng cho các “chiêu bài” này. Tôi không nghĩ “thâu tóm” hay “sáp nhập” là một sự kiện tiêu cực. Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều sự kiện tương tự xảy ra tại những thị trường khác tương tự như Việt Nam. Họ đã thành công và tiếp tục kinh doanh rất hiệu quả.

Trong quá trình S-Fone chuyển đổi từ BCC sang JVC, cơ quan chủ quản mạng S-Fone là công ty SPT cũng đã và đang tiếp xúc làm việc với một số đối tác tiềm năng trong và ngoài nước cho dự án S-Fone. Và khả năng SPT sẽ hợp tác với một đối tác nước ngoài là rất cao.

- Điều ông sợ nhất là gì?

- Sống một cuộc sống vô vị và không có ích cho xã hội.

- Ông chia sẻ một chút quan điểm về cuộc sống?

- Trung thực, tự trọng, biết người biết ta. Luôn đặt chữ NHÂN lên hàng đầu.

- Khi đứng trước một quyết định khó khăn, ông thường làm gì?

- Tôi luôn sống và làm việc vì mục tiêu. Và với tư cách là người lãnh đạo của một doanh nghiệp thì mục tiêu của tập thể luôn được đưa lên hàng đầu. Để đạt được mục tiêu đôi khi chúng ta phải có những hành động táo bạo để vượt qua và khắc phục những khó khăn trước mắt. Vì thế những tố chất mà một nhà lãnh đạo giỏi bắt buộc phải có: nhạy cảm, uyển chuyển, mạnh bạo và quyết liệt.

Ngoài ra, với một đội ngũ tham ưu rất tâm huyết và có năng lực như tại S-Fone, tôi luôn phát huy “Team spirit - Tinh thần đồng đội” và “Team work - Làm việc theo nhóm” để cùng nhau tìm một giải pháp hợp lý nhất.

- Ông thích nhất điều gì?

- Sự bình an trong tâm hồn.

- Nhân vật nào trên thế giới mà ông thích?

- Mẹ tôi, một người đã suốt đời sống vì gia đình và xã hội, một người đã luôn dạy dỗ và nhắc nhở tôi đặt ba chữ NHÂN, ĐỨC, TÍN lên hàng đầu trong bất cứ hành động nào của mình.

- Triết lý kinh doanh của ông là gì?

- Phải có “máu” kinh doanh và luôn hướng về mục tiêu cần đạt được với chi phí tối thiểu nhất.

- Theo ông, yếu tố nào được coi là cốt lõi và quan trọng nhất với một người lãnh đạo?

- Nhạy cảm cho từng tình huống.




Gợi ý tìm kiếm: , 
Đọc thêm »

Phan Đào Vũ: Tổng giám đốc Bảo Việt Bank người đi xuyên khủng hoảng

Phan Đào Vũ làm lãnh đạo ngân hàng liên doanh với 2 lần đối tác ngoại phá sản, lập nhà băng cổ phần đầu tiên theo quy chế mới bất thành vì chính sách thay đổi… số phận không dành sự dễ dàng cho CEO của Ngân hàng Bảo Việt.

Tốt nghiệp Đại học Tài chính, chàng trai Phan Đào Vũ được phân vào làm việc tại Vụ Tín dụng Thương nghiệp (khi đó gọi là Ngân hàng Thương nghiệp) – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại TP HCM. Chỉ trong vài tháng đầu tiên, Vũ đã gây được ấn tượng mạnh với cấp trên sau buổi đảm nhận công việc thư ký cho một cuộc họp lớn của toàn miền Nam được tổ chức tại TP HCM.

Biên bản viết tay với đầy đủ các ý kiến, đề xuất, kết luận… của các thành viên tham dự được cậu sinh viên mới ra trường thực hiện một cách xuất sắc khiến cả những vị lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cũng ngạc nhiên. Sau sự kiện này, Vũ được đặc cách phân công vào bộ phận tổng hợp, chuyên viết chế độ chính sách cho hoạt động tín dụng. Đây là nơi vốn dành cho những cán bộ có kinh nghiệm trong ngành ngân hàng, chứ chưa từng xuất hiện sinh viên mới ra trường.

Say mê nghiên cứu và rất xông xáo trong việc tìm hiểu thực tế cho vay thu mua lương thực ở Đồng bằng Sông Cửu Long vốn là mảng dụng nóng bỏng nhất thời kỳ đó, Vũ được đánh giá rất cao về nghiệp vụ. Một cán bộ trẻ 22 tuổi, mới vào nghề nhưng thường xuyên được cử đi hỗ trợ các đoàn nghiên cứu, thanh kiểm tra về khảo sát tình hình cho vay thương nghiệp ở khu vực phía Nam.


Ông Phan Đào Vũ - CEO của BAOVIET Bank. Ảnh: Lê Thanh

Có lần, một đoàn công tác cấp cao của Ngân hàng Trung ương về kiểm tra tại An Giang, và Vũ cũng được cử đến hỗ trợ nghiệp vụ. Hôm đó, Vũ ăn mặc kiểu thanh niên trông hơi hippie khiến vị trưởng đoàn cứ trố mắt nhìn. Ông này không thể tin nổi là một cậu trai trẻ măng như vậy lại được chỉ định để giúp đỡ đoàn thanh tra toàn thành viên cấp cao, làm những điều tra quan trọng…

Tuy nhiên, vị trưởng đoàn cũng nhã nhặn nói với Vũ: “Chắc có sự nhầm lẫn. Đoàn thanh tra đã đủ người rồi, cháu ạ!”. Lúc đó, tài năng trẻ của Văn phòng Ngân hàng Nhà nước phía Nam chợt hiểu…

Năm 1984, Vũ ra Hà Nội và vẫn làm việc tại Vụ Tín dụng Thương nghiệp của Ngân hàng Trung ương. Tương tự như ở phía Nam, anh là cán bộ trẻ nhất của vụ. Chỉ một thời gian ngắn, Vũ giành được sự tin cậy cao của các lãnh đạo, những chuyên viên có bề dày kinh nghiệp tại vụ.

Anh là cán bộ trẻ hiếm hoi của Ngân hàng Trung ương lúc đó được tham gia các buổi họp góp ý quan trọng về chế độ chính sách với thống đốc, phó thống đốc và các vụ trưởng… Vũ cũng là thành viên trẻ tuổi nhất của Vụ Tín dụng Thương nghiệp từ khi gia nhập vụ năm 1980, cho đến lúc chuyển đổi mô hình tổ chức, cơ cấu lại thành Vụ Tín dụng vào năm 1988.

Trong quá trình soạn thảo các văn bản chế độ, anh trở thành người đầu tiên đưa ra và chứng minh được công thức tính nợ quá hạn trong cho vay luân chuyển. Trước đó, ngân hàng chỉ xác định được nợ quá hạn đối với cho vay từng lần. Với vay luân chuyển cho các đơn vị kinh doanh thương nghiệp thời kế hoạch hóa tập trung, do không thấy rõ thời hạn từng khoản vay nên cũng không tính được nợ quá hạn. Điều này đã tồn tại từ hàng chục năm trước đó với sự trăn trở của nhiều chuyên gia kỳ cựu ngành ngân hàng.

Một bước ngoặt lớn xảy ra năm 1990 khi Vũ vào lại TP HCM để gia nhập một công ty liên doanh lần đầu tiên tổ chức thanh toán thẻ tín dụng VISA tại Việt nam. Vũ cùng các đồng nghiệp triển khai thành công việc giới thiệu, phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ (merchants) và tổ chức thanh toán thẻ tín dụng tại thị trường TP Hồ Chí Minh.

Năm 1991, khi Indovina Bank – ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam được thành lập, Vũ được tuyển chọn làm Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự, mà tiếng Anh chưa tốt. Ở vị trí phải liên tục giao tiếp với các đồng nghiệp nước ngoài, viết memo bằng tiếng Anh, Vũ rất vất vả trong những ngày đầu vì hạn chế về tiếng Anh của mình. Từ vị trí “ngôi sao đang lên”, anh giống như một “người rừng” ở môi trường mới.

Điều này cộng với nhân tố là dân “Bắc Kỳ”, Phan Đào Vũ không nhận được mối thiện cảm từ các đồng nghiệp khác tại ngân hàng lúc đầu. Cũng vì thế, anh phải thực hiện những nỗ lực vượt bậc để khẳng định mình và chiến thắng sự tự ti về khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

Trong vài tháng đầu, dù nói tiếng Anh còn kém nhưng các memo của Vũ gần như hoàn hảo. Ít người biết rằng, để có được những bản memo đó, anh phải viết đi viết lại và hỏi thêm ý kiến của thầy giáo tiếng Anh. Với năng khiếu ngoại ngữ đặc biệt, tiếng Anh của Vũ đã tiến bộ nhanh chóng. Chỉ sau một năm làm việc tại Indovina Bank, anh đã có thể làm điều phối viên các hội nghị, hội thảo bằng tiếng Anh, phiên dịch cho các phiên họp Hội đồng quản trị cũng như đoàn công tác cấp cao của ngân hàng nước ngoài làm việc với các cơ quan Chính phủ.

Sự khẳng định của Vũ về khả năng làm việc đã thực sự chinh phục được các đồng nghiệp cả trong và ngoài nước tại đây. Năm 1992, anh được cử ra Hà Nội làm phó giám đốc và sau đó trở thành giám đốc chi nhánh… Năm 1997, Phan Đào Vũ trở thành ủy viên hội đồng quản trị, rồi phó tổng giám đốc thứ nhất – người đại diện vốn của phía Việt nam trong ngân hàng liên doanh từ đầu năm 1998.

Thế nhưng, vào đúng năm ông Vũ trở thành người điều hành chính tại ngân hàng này thì đối tác nước ngoài trong liên doanh gặp khó khăn nghiêm trọng trong cơn khủng hoảng tài chính Đông Á (1998-1999). Năm đó, lên máy bay sang Indonesia để họp hội đồng quản trị, tân Phó tổng giám đốc thứ nhất giật mình khi đọc báo thấy tin đối tác nước ngoài của Indovina Bank là Bank Dagang National Indonesia đã tuyên bố phá sản. Tới ngân hàng đối tác, ông Vũ thấy người dân đến xếp hàng dài trước cửa chờ rút tiền… Trước đó, Indovina Bank đã từng một lần thay đối tác cũng bởi phía nước ngoài phá sản.

Trong nước, các đối tác và khách hàng biết tin cũng ào ào rút tiền. Lúc đó, nhà băng này đã có tổng tài sản lên tới 100 triệu USD và dư nợ khoảng 90 triệu USD. Đây là cuộc thử lửa lớn đầu tiên của ông Vũ trên cương vị người điều hành chính của ngân hàng.

Indovina trải qua thời kỳ hết sức khó khăn về thanh khoản. Ông Vũ và đồng nghiệp phải vật lộn đối phó trước sự rút tiền của hàng loạt khách hàng. Chỉ có ông và một số ít đồng sự nắm được khó khăn thực sự khi tiền trên các tài khoản nostro ở nước ngoài có những khi không đủ để đáp ứng một khoản rút tiền nhỏ. Lúc đó, ông Vũ và vài đồng nghiệp không thể chia sẻ hay tiết lộ cùng ai bởi sự hỗ trợ từ các ngân hàng đại lý cả trong và ngoài nước đã khép lại.

Trong 3 tháng, với nỗ lực thu hồi nợ trước hạn để giữ vững thanh khoản, ngân hàng đã kéo được dư nợ tín dụng giảm 80% và duy trì sự ổn định tới đầu năm 2000 khi có đối tác nước ngoài mới. Trong hai năm 1998 - 1999, bất chấp sự đổ vỡ của đối tác, cộng với sụt giảm qui mô do phải giảm quá nhanh dư nợ, Indovina Bank vẫn có lãi dù không nhiều. Đây được coi là điều rất khó tin đối với những người quan tâm đến Indovina Bank lúc đó.

Trước khủng hoảng tài chính 1998-1999, Indovina Bank luôn nằm trong danh sách những ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam. Sau khi có đối tác mới, Indovina nhanh chóng phục hồi và trở lại vị trí ngân hàng hàng đầu những năm sau đó. Tuy nhiên, sau 16 năm gắn bó với Indovina Bank, ông Vũ quyết định đi tìm thách thức lớn hơn - thành lập một ngân hàng cổ phần mới theo lời mời của những nhà sáng lập.

Sau 7 tháng chuẩn bị (kể từ tháng 3/ 2007), ông đã tuyển được đội ngũ nhân sự hơn 80 người cho Ngân hàng thương mại cổ phần Công nghiệp Việt Nam gọi tắt là INBank. Bên cạnh đó, ông Vũ cũng hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất cho hội sở chính, dự án ngân hàng lõi Core Banking, dự án thẻ ATM, hệ thống nhận diện thương hiệu.

Đặc biệt, vị CEO này đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo mô hình hiện đại, vận hành theo nguyên tắc quản lý tập trung. Tuy nhiên, INBank đã không được cấp phép vì chủ trương của Chính phủ không cho phép một số tập đoàn nhà nước đầu tư góp vốn thành lập ngân hàng.

Tháng 10 năm 2008, sau khi kết thúc công việc với ban trù bị thành lập INBank, ông Vũ trở thành Tổng giám đốc của Ngân hàng cổ phần Bảo Việt ngay khi ngân hàng này được cấp phép. Thế nhưng, số phận dường như lại muốn thử thách ông Vũ. BAOVIET Bank ra đời và đi vào hoạt động đúng vào lúc khó khăn nhất của nền kinh tế trong cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến sứ mệnh mới của ông Vũ vô cùng thách thức.

Dù khởi đầu trong thời buổi khó khăn, nhưng ngay trong năm đầu hoạt động 2009, ngân hàng đã kinh doanh có lãi, với tổng tài sản đạt 7.300 tỷ đồng trên vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, mức mà hầu hết các nhà băng cổ phần trước đó phải mất mười năm hoặc hơn mới có thể đạt được. Năm 2010, BAOVIET Bank lại nhân gần gấp đôi tổng tài sản, lợi nhuận so với 2009 trong điều kiện phải đầu tư lớn về cơ sở vật chất để phát triển mạng lưới (tăng lên 26 chi nhánh) và dầu tư nhiều vào công nghệ.

Đặc biệt, hoạt động trong giai đoạn khủng hoảng nhưng nhà băng này giữ được chất lượng tin dụng ở mức tốt với việc không phát sinh nợ xấu. Năm 2011, ông Vũ và hội đồng quản trị tiếp tục đặt mục tiêu thách thức hơn cho BAOVIET Bank với việc tăng gấp đôi tất cả các chi tiêu đã thực hiện được trong năm trước để đạt được qui mô tổng tài sản 25.000 tỷ đồng sau ba năm hoạt động...

Vào lúc rảnh rỗi, CEO của BAOVIET Bank thường dành thời gian cho môn golf. Ông thích golf bởi nó giúp rèn luyện thể lực và khả cân bằng trong mọi trường hợp, sự chính xác, tính trung thực và nuôi dưỡng niềm hy vọng.

“Nếu bạn nổi cáu khi gặp chuyện không vừa ý, thì ngay sau đó bạn sẽ không thể đánh tốt, golf buộc người chơi phải rèn luyện sự cân bằng trong mọi tình huống . Thêm vào đó, golf luôn gieo vào lòng người chơi hy vọng ngày hôm sau sẽ đánh tốt hơn cho dù hôm nay đã đánh rất tốt hay rất tệ, điều này tạo ra đức tính luôn mong muốn hoàn thiện của mỗi người”, ông Vũ tâm sự.

Bên cạnh công việc, ông Vũ có một niềm tự hào lớn về gia đình với vợ là một người bạn đồng môn và đồng nghiệp ngân hàng, cùng hai cậu con trai học giỏi và thành đạt. Con trai lớn của ông đã từng đoạt giải học sinh giỏi toán-văn toàn quốc, sau đó theo học và tốt nghiệp chuyên nghành tài chính của Đai học Kinh tế London (LSE), một trong những trường về kinh tế-tài chính hàng đầu thế giới.

Với kết quả học tập xuất sắc và khả năng làm việc tốt trong thời gian thực tập, chàng trai này đã được nhận vào làm việc (đến nay đã được hai năm) ở bộ phận Investment Banking tại sở chính của HSBC tại London. Con trai thứ hai của ông Vũ đang theo học chuyên nghành kinh tế của Trường Đại học Warrick – cũng là một trong những trường danh tiếng hàng đầu tại nước Anh. “Đó là những tài sản và niềm tự hào lớn nhất của tôi”, CEO của BAOVIET Bank tâm sự.




Gợi ý tìm kiếm:  
Đọc thêm »

Hà Văn Thắm: Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương: 'Tôi không có gì đặc biệt'

Sở hữu những công ty có tiếng trong các ngành kinh doanh thời thượng, và là người giàu thứ 8 trên sàn chứng khoán Việt Nam 2010 với số cổ phiếu tương đương hơn 2.000 tỷ đồng, vậy mà Chủ tịch tập đoàn Hà Văn Thắm tự nhận mình rất bình thường.

Những ngày giáp Tết Tân Mão, ông chủ trẻ của Đại Dương, tập đoàn đa ngành với các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt là ngân hàng, chứng khoán và bất động sản, tỏ ra ngại ngần khi trả lời những câu hỏi về cá nhân, chỉ cho biết mình là người may mắn trong kinh doanh.

Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương Hà Văn Thắm tại một buổi họp công bố kết quả kinh doanh 2010. Ảnh: Nhật Minh


- Tham gia thương trường khi còn rất trẻ và giờ đã là Chủ tịch tập đoàn đa ngành khá thành công, anh có thể chia sẻ về con đường lập nghiệp của mình?

- Tôi thích kinh doanh từ nhỏ và nghiệp kinh doanh cũng đến rất tình cờ. Khi tôi ra trường năm 1993, một anh bạn luật sư khuyên nên kinh doanh. Sẵn có niềm đam mê, với số vốn nho nhỏ vài nghìn đôla vay mượn của bạn bè tôi bắt tay ngay vào công việc. Thật may là hồi đó Việt Nam mới mở cửa, có nhiều cơ hội làm ăn.

Ban đầu tôi làm đại lý cho một số hãng lớn, cũng may được họ tin tưởng mà không đòi hỏi vốn nhiều. Mặt hàng kinh doanh đầu tiên của tôi chính là dầu ăn và lốp xe ôtô, có thể nói tôi là một trong những người đầu tiên đưa dầu ăn Neptune vào Việt Nam. Sau phân phối, tôi chuyển sang mua bán sáp nhập một số công ty sản xuất của nước ngoài. Rồi do sự tình cờ, tôi tham gia vào lĩnh vực ngân hàng, sau này là chứng khoán, bất động sản. Nói chung, 16-17 năm kinh doanh, đến nay tôi tự thấy mình không có gì đặc biệt lắm.

- Khi thu được những đồng lợi nhuận đầu tiên, cảm giác của anh thế nào và anh tính sẽ sử dụng nó ra sao?

- Tôi xuất thân từ nhà nông, là con nhà nghèo, khi đi học cũng rất nghèo. Nên cảm giác khi kiếm được những đồng tiền đầu tiên rất đặc biệt. Giờ thì tôi không còn nhớ rõ ràng cảm giác lúc đó nữa, nhưng chắc rất khác bây giờ. Thời đó như tôi nói ở trên có rất nhiều cơ hội kinh doanh, nhưng kiếm được đồng tiền không dễ như bây giờ. Phần lớn số tiền lời đó, tôi tái đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

- Từ việc kinh doanh phân phối bán lẻ, tại sao anh lại chuyển sang lĩnh vực ngân hàng?

- Hồi đó tôi có một nhà máy ở Hải Dương, tình cờ gặp một cổ đông muốn bán cổ phần của Ngân hàng nông thôn Hải Hưng, giờ là Ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK). Thế là tôi và một số người bạn bỏ tiền ra mua. Không hẳn là có chiến lược bài bản gì, đơn giản thấy thích thì mua. Sau này, thực tế kinh doanh nhiều ngành khác nhau đã giúp ích cho tôi rất nhiều khi làm ngân hàng. Ngân hàng không phải là một ngành chỉ cần học ở trường là có thể quản trị được ngay. Thường thì ngân hàng có những nguyên tắc rất chặt chẽ, nhưng cũng cần sự cảm nhận để quyết định, ví dụ với việc cấp tín dụng, đôi khi có những dự án lập rất hay nhưng chưa chắc đã có thể cho vay và có dự án chưa chắc chặt chẽ lắm nhưng vẫn có thể cho vay nếu như cảm nhận của mình tốt về dự án và về người chủ dự án đó.

- Lúc chọn kinh doanh ngân hàng hay bất động sản, anh có nghĩ mình sẽ thành công như ngày hôm nay?

- Đến và thành công với những lĩnh vực này còn do may mắn. Ngoài chuyện kỳ vọng sẽ thành công, tôi thấy đây là những nghề kinh doanh thú vị. Khi xây xong một công trình, một khách sạn chẳng hạn, ngoài chuyện lợi nhuận của nó thì ta tự hào vì xây nên một sản phẩm đẹp cho đường phố, cho thành phố. Thật thú vị khi nghĩ rằng đấy là sản phẩm do chính mình xây dựng nên. Sức ép về tiến độ, chất lượng thi công cũng như bài toán kinh doanh hiệu quả, đem lại cho ta cảm giác không đơn điệu.

Ngân hàng cũng vậy, đây là ngành kinh doanh khá tổng hợp. Làm ngân hàng phải tiếp xúc nhiều khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nên tôi hay nói đùa với anh em nhân viên là cán bộ ngân hàng cũng như cảnh sát kinh tế, cần biết rất nhiều, có thể không sâu bằng khách hàng của mình, nhưng mỗi thứ biết một tí. Khi duyệt một khoản vay hay hợp tác với khách hàng, mình phải đọc báo cáo của họ, tìm hiểu về dự án của họ. Nhờ vậy mà biết thêm, học thêm. Mặt khác, ngân hàng là ngành đặc biệt, chịu sự quản lý nghiêm ngặt của các cơ quan chức năng, được nhiều người quan tâm, nên việc kinh doanh phải tương đối bài bản. Vì thế nó tạo nên sự thú vị khi quản trị điều hành.

- Nếu là một nhà đầu tư mới tham gia thị trường, năm 2011 anh có định chọn chứng khoán, bất động sản và ngân hàng?

- Đây là một câu hỏi khó. Tôi nghĩ năm nay bất động sản và chứng khoán vẫn sẽ đầu tư được. Nhưng đó là danh mục đầu tư dài hạn chứ không phải danh mục để lướt sóng. Kể cả những người mới gia nhập thị trường hoặc đã gia nhập lâu đều có thể đưa bất động sản và ngân hàng vào danh mục đầu tư của mình trong năm nay. Có rất nhiều lĩnh vực khác có thể đầu tư được, nhưng bất động sản và ngân hàng vẫn là danh mục đầu tư tốt của Việt Nam trong thời gian tới. Tất nhiên đó chỉ là nhận định cá nhân của tôi.

- Ngân hàng và bất động sản đang đóng góp vai trò quan trọng cho nền kinh tế. Và thực tế, nhiều người giàu có và thành đạt gần đây đều nổi lên từ hai lĩnh vực này. Anh đánh giá thế nào về xu hướng này và dự báo thời gian tới sẽ ra sao?

- Tôi nghĩ tương lai xu hướng đó sẽ giảm dần bởi kinh tế đất nước ta còn nhiều thế mạnh khác, như các ngành sản xuất công nghiệp, nông sản, công nghệ cao... Để đạt mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa, Chính phủ phải xác định chiến lược để đẩy mạnh công nghiệp hóa. Chuyện đó Chính phủ đã nói tới rồi, rất nhiều diễn đàn cũng đã đề cập đến vấn đề này và tôi tin rằng chúng ta sẽ thành công.

Về phần mình, chúng tôi cũng đang chuyển hướng sang một số lĩnh vực có liên quan gần gũi với mình như đầu tư vào bán lẻ, vì khi các dự án bất động sản của chúng tôi hoàn thiện sẽ có mặt bằng cho bán lẻ. Đấy là một ngành kinh doanh chúng tôi xác định sẽ rất tốt. Dự kiến chúng tôi cũng sẽ đầu tư vào một số lĩnh vực sản xuất, trong đó có những dự án công nghệ cao mà tôi hy vọng là rất tốt.

- Mười mấy năm kinh doanh, có khi nào anh thất bại hoặc gặp những khó khăn khiến mình suy sụp, chán nản?

- Khó khăn rất nhiều, và có nhiều vấn đề phải rút kinh nghiệm. Khó khăn lớn nhất là phải chống chọi với khủng hoảng kinh tế, tôi trải qua cả 2 cuộc khủng hoảng, khủng hoảng tài chính châu Á những năm cuối thập niên 1990, gần đây là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Ngày xưa khi mới đi kinh doanh, tôi cũng gặp những khó khăn rất điển hình của việc kinh doanh thương mại thời đó, đó là quản trị hàng hóa, công nợ. Đã bán hàng thì phải cho nợ. Nhưng ở Việt Nam mình, các ngành phân phối bán lẻ lúc đó không chuyên nghiệp như bây giờ, đại lý đi bán hàng chỉ cần ghi sổ nợ thôi, các giao dịch chủ yếu dựa vào lòng tin chứ ít khi dựa vào các hợp đồng kinh tế chặt chẽ.

Nhưng nhìn chung tôi là người may mắn. Trong nhiều năm kinh doanh, chưa có khó khăn nào đến mức khiến tôi thất bại đau đớn, buồn chán hay sụp đổ cả.

- Tại sao anh nhắc nhiều tới chuyện may mắn trong kinh doanh, phải chăng con đường lập nghiệp của anh thuận lợi và bằng phẳng?

- Tôi bắt đầu kinh doanh vào đúng thời điểm. Đó là may mắn đầu tiên và rất quan trọng. Những may mắn khác có được nhờ kế hoạch kinh doanh của chính mình. Tôi xác định đã kinh doanh đương nhiên phải có kế hoạch tốt, có chiến lược tốt và phải làm đúng, có sự cố gắng, nỗ lực học hỏi. Tuy nhiên, may mắn luôn là yếu tố quan trọng.

- Được xem là người giàu trên thị trường chứng khoán, anh có thích danh hiệu này và có chịu áp lực nào không?

- Đây là điều tôi không lường trước. Trước đó tôi đọc trên báo chia sẻ của các anh có tên trong danh sách. Thú thực tôi cũng không có nhiều sức ép lắm, chắc sức ép chủ yếu dành cho các anh ở thứ hạng cao, còn tôi ở thứ hạng sâu sâu bên dưới. Hơn nữa, tôi thấy áp lực lớn nhất của những người có tên trong danh sách chủ yếu là sự minh bạch thông tin. Nhưng tôi đã xác định từ trước, rằng hoạt động của mình phải công khai và yêu cầu này càng cao khi niêm yết cổ phiếu công ty lên sàn chứng khoán. Bản thân ngân hàng hoạt động tương đối đặc thù, đòi hỏi cao về tính minh bạch, công khai. Nên khi có tên trong danh sách người giàu trên sàn chứng khoán, áp lực có thể có thêm, nhưng tôi không cảm nhận rõ ràng lắm.

Tôi chưa xác định được là mình thích hay không thích danh hiệu người giàu. Tôi cũng hiểu đây là sự ghi nhận của báo chí, cho dù nó chưa nói lên tất cả. Khác với nước ngoài, ở Việt Nam chúng ta những người giàu nhất trên sàn chứng khoán chưa chắc đã là người giàu nhất, còn những người không có tên trong danh sách này chưa chắc đã nghèo hơn. Mọi người đều hiểu như vậy. Còn bản thân mình, tôi thấy cần cố gắng nhiều hơn.

- Anh quan niệm thế nào là một doanh nghiệp thành đạt và thế nào là một doanh nhân thành đạt?

- Với doanh nghiệp, tiêu chí đầu tiên phải là lợi nhuận. Nên yếu tố quan trọng và đầu tiên để nói lên sự thành đạt của doanh nghiệp là kết quả kinh doanh. Sau đó có thể có nhiều yếu tố khác như văn hóa, sự đóng góp cho xã hội hay chính sách với nhân viên. Còn doanh nhân là những người lãnh đạo của doanh nghiệp, vì vậy một doanh nhân thành đạt thì phải là lãnh đạo của một doanh nghiệp thành đạt.

- Lãnh đạo doanh nghiệp thành đạt thì đã đủ để trở thành một doanh nhân thành đạt chưa, khi ta không đề cập gì tới chuyện hôn nhân gia đình của người đó?

- Hôn nhân và gia đình rất quan trọng với doanh nhân cũng như với tất cả mọi người. Nhưng theo tôi, nếu nhìn ở góc độ một doanh nhân thành đạt, thì lãnh đạo doanh nghiệp thành đạt sẽ là điều kiện số một và quan trọng nhất. Còn khi nói tới sự thành đạt của một con người, dĩ nhiên gia đình là yếu tố quan trọng hàng đầu.

- Vậy anh muốn được nhắc tới như một con người thành đạt hay doanh nhân thành đạt?

- Tôi không kỳ vọng những danh hiệu cao xa. Nhưng để xác định mục tiêu thì tôi muốn hướng tới là con người thành đạt.

- Anh thấy mình đã đạt được bao phần trăm mục tiêu đó?

- Tôi không định đo đếm mình đạt được bao nhiêu phần trăm, chỉ biết rằng mình đang cố gắng.

- 22 tuổi đã vật lộn với thương trường, vậy thời trai trẻ của anh thế nào, chuyện tình yêu, bạn bè ra sao?

- Tôi vẫn đang trai trẻ đó chứ? Đùa vậy thôi, cũng như trong kinh doanh, tôi là người may mắn trong cuộc sống gia đình và có một gia đình rất hạnh phúc.

- Bằng một câu ngắn gọn, anh tự hình dung về con người mình thế nào?

- Cho tôi nghĩ thêm nhé. Tôi tự thấy mình bình thường và cũng chưa kịp đúc kết một câu ngắn gọn cho mình.

- Sau một năm kinh doanh thành công, anh kỳ vọng gì cho năm mới?

- Tôi kỳ vọng sự ổn định. Kết quả kinh doanh rất quan trọng, nhưng sự ổn định là điều các doanh nghiệp đều mong muốn. Đó là sự ổn định của chính sách, ổn định tốc độ tăng trưởng. Chúng tôi không kỳ vọng phát triển thật nhanh, tăng trưởng đến mấy trăm phần trăm hoặc rất nhiều chục phần trăm. Thành quả chúng tôi đạt được trong năm vừa qua không cao, nhưng nhìn vào thực tế vĩ mô và điều kiện kinh tế Việt Nam thì kết quả như vậy cũng giúp chúng tôi tạm hài lòng. Khi đạt được vị trí nào đó thì điều quan trọng nhất vẫn là sự ổn định, chứ chúng tôi không xác định phải tiến tới bằng mọi giá, vì tôi tin rằng mình còn nhiều thứ phải cân bằng.




Gợi ý tìm kiếm: , 
Đọc thêm »

Diệp Khắc Cường: Kinh doanh theo mạng thành công nhất tại Việt Nam

Chàng CEO – Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Mạng Lưới Hữu Nghị FNC, Diệp Khắc Cường cũng là người “truyền lửa” cho hàng nghìn bạn trẻ và phá tan những định kiến xung quanh ngành kinh doanh đa cấp tại Việt Nam.

Với những trao đổi cởi mở, thẳng thắn về lĩnh vực bị hiểu theo nhiều hướng khác nhau này, chúng ta sẽ có một cái nhìn nhiều chiều về kinh doanh đa cấp.

Bài viết này cộng với video ở dưới chỉ giới thiệu cho các bạn biết thêm về phần làm giàu của một người Việt Nam thành công trong MLM.
Không nhất thiết bạn chỉ chọn một con đường MLM để làm giàu. Vì mỗi công việc nào đó nó chỉ phù hợp với mỗi cá nhân nào đó thôi. Trên cuộc sống này có rất nhiều cách làm giàu và MLM là một cách làm giàu nhanh chứ không phải quá nhanh.
Cũng như các cách làm giàu khác bạn phải hoàn thiện kỹ năng trong các lĩnh vực đó. Ví dụ làm giàu về kiếm tiền online thì bạn phải rành về các cách kiếm tiền trên mạng internet, hay kinh doanh truyền thống thì bạn phải là một nhà lãnh đạo, giải quyết vấn đề tôt… Thì MLM cũng vậy cũng cần các kỹ năng cần thiết như bán hàng, làm việc nhóm, lãnh đạo, thuyết phục, truyền đạt…

Và đây là 1 buổi định hướng kinh doanh của Diệp Khắc Cường TGĐ- Chủ tịch HĐQT công ty FNC phân phối độc quyền về sản phẩm Tế Bào Gốc. Anh hiện nay 38 tuổi, nằm trong top 50 doanh nhân tiêu biểu, nằm trong 21 doanh nhân vì cộng đồng của cả nước.


Đi tìm sự khác biệt

Người Việt hiện nay vẫn chưa thiện cảm với bán hàng đa cấp nhưng FNC lại lựa chọn phương thức kinh doanh này, liệu có quá mạo hiểm?
Tôi không cho rằng đây là một lựa chọn mạo hiểm. FNC là công ty mới về tuổi đời nhưng những “cái đầu” đứng sau nó không hề mới mà rất dày dạn kinh nghiệm, sáng tạo và táo bạo. Tập đoàn FPT không dựa trên giá trị ảo mà dựa trên giá trị thật, FNC muốn được thành lập phải thuyết phục được Hội đồng tập đoàn FPT về thành công của mình. Chúng tôi đầu tư vào giá trị thực, sự khác biệt, tạo được bước đột phá. Việc phát triển sản phẩm của FNC dựa trên lộ trình cụ thể, phù hợp với thị trường. Tôi là người lái “con tàu” đa cấp, chịu trách nhiệm về thương hiệu của FPT, chịu trách nhiệm về cuộc sống của hàng nghìn con người nên tôi không được phép làm sai.

Kinh Doanh Đa cấp tạo nên Diệp Khắc Cường
Ông Diệp Khắc Cường

Nhiều người cho rằng kinh doanh đa cấp là cách làm giàu nhanh chóng?


- Đây là ngành kinh doanh có thể kiếm được nhiều tiền nhưng không quá nhanh. Nó phụ thuộc và tỷ lệ thuận với sự hoàn thiện bản thân, hoàn thiện các kỹ năng mềm của mỗi nhà phân phối sản phẩm.

Kinh doanh đa cấp đem tới công ăn việc làm cùng thu nhập cho nhiều người nhưng muốn thật sự thành công, làm giàu nhờ nó thì phải là người dành 100% tâm huyết cho nghề này, bằng không đừng nói đến chuyện làm giàu.

Điều kiện để trở thành nhà phân phối sản phẩm của FNC?

- Chúng tôi tìm kiếm những nhà phân phối có khả năng bán hàng cho nhiều người và bán được nhiều lần cho một người. Quan trọng hơn, nhà phân phối phải là người bán hàng mà không phải là người lôi kéo người khác. Đây chính là sự khác biệt lớn của FNC so với phần lớn các công ty kinh doanh đa cấp khác.

FNC giống như “trường đại học thứ hai” bồi đắp những kỹ năng phần mềm quan trọng giúp mỗi cá nhân trở nên tự tin hơn, có nhiều cơ hội thành công hơn. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh rằng chương trình đào tạo phải chuẩn và phù hợp với văn hóa địa phương.

Tuy nhiên giá thành của sản phẩm do công ty phân phối còn quá cao so với thu nhập của nhiều người Việt Nam?

- Việc lựa chọn phân khúc thị trường là quyền của mỗi doanh nghiệp. FNC đi tìm sự khác biệt khác biệt để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Thay cho việc luôn chú trọng tìm cách cho sản phẩm “phù hợp với túi tiền”.

Khách hàng là "người yêu"

Điều gì ở kinh doanh đa cấp đã thu hút anh?

- Bản chất tốt, phương pháp kinh doanh rất khoa học. Với kinh doanh đa cấp, người tiêu dùng học và hiểu về sản phẩm trước khi dùng nó. Thứ nhất, người tiêu dùng luôn được giới thiệu, học và hiểu sản phẩm trước khi quyết định dùng nó. Thứ hai, nếu đã là kinh doanh đa cấp thì sản phẩm phải cực kỳ tốt, khác biệt so với các sản phẩm khác, tính chất phải hết sức đặc biệt, đó là dòng sản phẩm công nghệ cao. Thứ ba, người tiêu dùng luôn được sử dụng sản phẩm chất lượng cao đồng thời được mua với giá hợp lý, nhiều ưu đãi khi họ đã trở thành “member” (thành viên).

Điều gì phân biệt giữa một người bán hàng đa cấp giỏi với một leader – thủ lĩnh của ngành nghề đó?

- Người làm leader (thủ lĩnh) phải luôn sẵn sàng tâm lý để trở thành người dẫn dắt người khác đi, phải có tầm nhìn, có sự đam mê công việc, đặc biệt phải có cái tâm.

Tính phức tạp và những hệ lụy thường có trong kinh doanh đa cấp, doanh nghiệp nào lại không nhận ra nhưng tại sao phần lớn họ không nghĩ cách giải quyết, kiểm soát trước khi vấn đề phát sinh? Đó là vì họ thiếu đi cái tâm, chỉ muốn thu lợi.

Quan điểm kinh doanh của anh?

- Vì người là cách vì mình khôn ngoan nhất. Mục tiêu tối thượng của doanh nghiệp là tìm kiếm khách hàng và giữ chân được khách hàng. Câu nói “khách hàng là Thượng đế” đã trở nên sáo rỗng.

Nếu khách hàng là Thượng đế, họ luôn luôn đúng song điều đó không tạo ra giá trị bền vững. Tôi quan niệm: Khách hàng là người yêu của mình.

Bên cạnh một Diệp Khắc Cường doanh nhân, nhiều người vẫn nhớ đến anh như một người nghệ sỹ. Hai tính cách đó dung hòa thế nào trong anh?

- Người doanh nhân thiếu đi tính lãng mạng trong kinh doanh, tâm hồn dễ thành cằn cỗi. Tôi có năng khiếu hài hước và âm nhạc. Thỉnh thoảng, trong các giờ thỉnh giảng tôi hát hoặc kể chuyện cười cho mọi người nghe, họ lại thấy thấm, tiếp thu hiệu quả hơn cả ba tiếng đồng hồ diễn giảng. Hơn mười năm đứng trên sân khấu ca nhạc đã giúp tôi rất nhiều trong kỹ năng đứng trước đám đông.

Nhiều người mến mộ khả năng “truyền lửa” và khẳng định đã học được rất nhiều từ Diệp Khắc Cường, còn bản thân Diệp Khắc Cường đã học từ đâu?

- Một phần là do thiên phú và phần khác do kinh doanh đa cấp. Ngành kinh doanh đa cấp đã làm nên Diệp Khắc Cường. Công chúng có thể không chấp nhận câu nói này nhưng vẫn có hàng nghìn người Việt Nam sẽ nói rằng tôi trưởng thành từ ngành đa cấp.

Tôi học từ lúc bắt đầu làm nghề bán hàng đa cấp, học từ các khóa học đào tạo của những tỷ phú nổi tiếng trên thế giới, hiểu được rằng đây là một nghề rất nhân bản nếu mình đi đúng, làm đúng.

Là doanh nhân trẻ và thành đạt, anh có thể chia sẻ điều gì với các bạn trẻ?

- Thực làm, thực học và thực sống. Không lựa chọn theo cảm tính, không chọn theo xu hướng mà chọn theo giá trị bản thân. Trong xã hội tri thức, sự cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt.

Trước kia, một người dám nghĩ, dám làm là có thể thành công. Hiện nay, người đó không chỉ dám nghĩ mà phải biết cách làm và làm tới tận cùng.

Anh có thể tiết lộ về hướng đi của FNC?

- Kinh doanh đa cấp chỉ là một mảng, FNC hướng tới đào tạo và sẽ trở thành một trung tâm đào tạo, trau dồi các kỹ năng phần mềm để hoàn thiện và phát triển bản thân, thể hiện tài năng, nắm bắt thành công…

Chúng tôi đang tiến hành tổ chức các kênh phân phối hàng độc quyền theo đúng chuẩn và dần nâng tầm thành một chuỗi cửa hàng mang tính chất siêu thị mini. Bên cạnh đó, FNC sẽ đào tạo lực lượng bán hàng face –to –face (trực diện) chuyên nghiệp, năng động.

Tương lai, khi FNC đã có chỗ đứng trong trái tim cộng đồng, các mảng hoạt động khác sẽ tiếp tục được mở rộng.


FNC được thành lập ngày 17/04/2010 và ngành nghề kinh doanh chính hiện nay là sản phẩm công nghệ tế bào gốc sản phẩm đã được ứng dụng và sử dụng khá thành công tại bệnh viện da liễu trung ương và viện bỏng quốc.






Gợi ý tìm kiếm: Doanh nhân 7x, Doanh nhân trẻ, Nam doanh nhân, Doanh nhân Hà Nội, Doanh nhân Diệp Khắc Cường, Diệp Khắc Cường, Tổng giám đốc, Cty cổ phần, 
Đọc thêm »

Quách Tuấn Khanh: Không bao giờ sống dưới mức tiềm năng

Quách Tuấn Khanh năm 1994, anh nghỉ học giữa chừng khi đang là sinh viên Trường Đại học Y dược Tp.HCM. Năm 2000, anh từ bỏ công việc khi đang là một trong những chuyên gia PR hàng đầu trong nước. Tất cả đều vì một mục đích, tìm kiếm cho mình một niềm say mê thực sự, và cuối cùng anh đã tìm thấy: trở thành một diễn giả chuyên nghiệp. Anh chính là người tiên phong trong nghề diễn giả tại Việt Nam , Quách Tuấn Khanh – Giám đốc Trung tâm Thành Công và Hạnh Phúc.

Năm 1991, Quách Tuấn Khanh thi đậu vào Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, theo mong muốn của cha mẹ. Thế nhưng, trở thành một bác sĩ nối nghiệp cha mẹ không phải là điều mà anh mong đợi. Những năm tháng học ở đây trở nên khó khăn khi bản thân anh không hề hứng thú với những kiến thức y khoa. Năm thứ ba đại học, anh quyết định rời khỏi trường để tìm cho một con đường mới mà mình cảm thấy thực sự yêu thích.

Quách Tuấn Khanh: Không bao giờ sống dưới mức tiềm năng

Quyết định của Quách Tuấn Khanh đã làm cho cha mẹ anh rất thất vọng. Họ quyết định cắt mọi khoản phụ cấp cho anh. Tự mình phải lo liệu mọi thứ, nhưng anh vẫn cho rằng mình đã lựa chọn đúng đắn. Anh xin làm biên dịch cho các tờ báo tiếng Anh. Quách Tuấn Khanh chọn công việc này không chỉ đơn giản là để có thu nhập trang trải cuộc sống, mà đó còn là bước chuẩn bị cho những kế hoạch sắp tới của anh.

Năm 1994, Quách Tuấn Khanh thi đậu vào khoa Quản trị kinh doanh – Đại học Mở – Bán công thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình phấn đấu không ngừng trong suốt bốn năm học của anh đã mang lại kết quả xứng đáng khi tốt nghiệp thủ khoa. Không dừng lại ở đó, anh tiếp tục học tiếp để lấy bằng MBA tại Đại học Bách Khoa.

Trong thời gian này, Quách Tuấn Khanh bắt đầu tìm hiểu và tham gia vào công việc PR cho các doanh nghiệp, đồng thời được một số trường đại học mời giảng dạy về PR. Nghề PR hầu như là một khái niệm còn rất mới mẻ vào thời điểm đó. Những người thực sự làm nghề này ở Việt Nam gần như rất hiếm. Vì vậy, anh được xem như là một trong những người đầu tiên đặt nền tảng cho việc phát triển nghề PR tại nước ta.

Tuy vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động PR cho các doanh nghiệp, kéo theo nhu cầu về người làm PR ngày càng lớn của thị trường dẫn đến việc rất nhiều người tham gia làm PR, dù họ không có kiến thức chuyên môn. Giá trị của công việc PR bị giảm sút. Những nỗ lực, sáng tạo của những chuyên gia PR như Quách Tuấn Khanh bị đánh đồng, không được ghi nhận một cách xứng đáng. Lúc này, anh bắt đầu nghĩ đến việc phải tìm một con đường mới.

Bước ngoặc đến với Quách Tuấn Khanh khi anh làm PR cho Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential. Anh được tham dự khoá học của một diễn giả chuyên nghiệp người Malaysia. “Một khoá học tổng hợp nhiều lý thuyết về sự phát triển và hoàn thiện con người. Đó là lần đầu tiên tôi học về đời sống, học về bản thân mình, về những ước mơ, những mục đích trong cuộc đời, về những cảm xúc của con người, về cách xây dựng những mối quan hệ giữa người với người, cách thể hiện ngôn ngữ cơ thể,… cả việc hát những bài hát bằng cả tấm lòng”, anh nói.

Và cũng chính từ khoá học này, Quách Tuấn Khanh bắt đầu hành trình tìm đến với nghề diễn giả chuyên nghiệp.

Hãy yêu thương sẽ hạnh phúc

Kết thúc khoá học, Quách Tuấn Khanh bắt đầu có một cảm giác rất lạ, điều mà từ trước đến nay anh chưa bao giờ cảm nhận được. “Tâm trí tôi ngập tràn những hình ảnh của người diễn giả đó. Ông không chỉ là người nói chuyện mà còn là một diễn viên, một ca sĩ, một nghệ sĩ kịch câm… với rất nhiều chiêu thức khác nhau, đã khiến cho tôi hoàn toàn bị cuốn hút và phấn khích”.

Với những suy nghĩ đam mê đó, Quách Tuấn Khanh bắt đầu bỏ thời gian và công sức để tìm hiểu về nghề này, và anh nhận thấy mình thực sự bị nó chinh phục. Anh chợt nhận thấy rằng đây sẽ là công việc mà anh say mê và có thể sẽ theo đuổi đến cùng. Khát vọng trở thành một diễn giả chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam ngày càng lớn dần trong suy nghĩ của Quách Tuấn Khanh. Để khát vọng đó trở thành hiện thực, anh biết rằng mình cần phải có một quá trình rèn luyện bản thân không ngừng nghỉ.

“Đối với mọi người, một buổi nói chuyện chỉ đơn giản là nói chuyện bình thường, nhưng với tôi, đó là một lần luyện tập khả năng nói, khả năng diễn thuyết của mình. Mỗi ngày tôi gặp gỡ tiếp xúc với bao nhiêu người, thì đó là bấy nhiêu cuộc diễn thuyết như thế. Như vậy, một khối lượng luyện tập với hàng trăm cuộc diễn thuyết trong một năm giúp tôi ngày càng tích luỹ những bài học quý giá để nâng cao tay nghề”. Quách Tuấn Khanh tâm sự. Không những thế, có buổi diễn thuyết nào ở nước ngoài, anh đều bỏ thời gian đến tham gia, để được học tập kinh nghiệm từ các diễn giả hàng đầu thế giới. Anh nói: “Dù bạn là ai thì mỗi ngày đều có 24 giờ, nhưng cách sử dụng của mỗi người là khác nhau. Tôi tận dụng từng giây, từng phút của mỗi ngày. Tôi có thể tự tin nói rằng, 24 giờ sống và làm việc của tôi bằng với một tuần sống và làm việc của những người bình thường khác”.

Mặc dù có rất nhiều ý kiến không đồng tình, thậm chí ngăn cản của gia đình và bạn bè đối với nghề diễn giả, nhưng Quách Tuấn Khanh vẫn cương quyết với sự lựa chọn của mình.“Tôi cho rằng công thức chung cho tất cả mọi việc chính là phải vững tin vào tương lai, và có một tình yêu mãnh liệt với công việc ta đang làm. Chỉ như thế mới hình thành trong bản thân một sức mạnh nội tại, vượt qua mọi rào cản khó khăn nhất”.
“Không bao giờ được sống dưới mức tiềm năng”. Đó là phương châm sống của Quách Tuấn Khanh. “Không ai có quyền nói gì về cuộc đời mình, chỉ có mình mới có thể uốn nắn nó, tạo nên nó mà thôi”. Với suy nghĩ và quyết tâm đó, anh đã từng bước vượt qua những thách thức và trở ngại để dần hoàn thiện mình hơn.

Sau gần 6 năm rèn luyện miệt mài, có thể nói Quách Tuấn Khanh đã trở thành một chuyên gia diễn giả hàng đầu của Việt Nam. Anh trở thành cộng tác viên của d’Oz International, một công ty của Singapore chuyên cung cấp diễn giả trên khắp thế giới.

Tuy vậy, anh biết rằng anh cần phải làm một cái gì đó để chính thức khẳng định và phát huy công việc của một diễn giả thực thụ. Tháng 10/2006, Quách Tuấn Khanh thành lập Trung tâm Thành Công và Hạnh Phúc (Success & Happiness Training Center – S.H.T.C). Đây là một công ty trực thuộc Power Up Group, S.H.T.C, là nền tảng thuận lợi để anh có thể phát triển nghề nghiệp của mình thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, tư vấn, huấn luyện….

Được xem như là một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực huấn luyện tinh thần tại Việt Nam, S.H.T.C chuyên tổ chức các buổi hội thảo về đề tài cuộc sống, huấn luyện dã ngoại, huấn luyện Trainer và PR chuyên nghiệp.

Sứ mệnh mà Quách Tuấn Khanh đặt ra cho S.H.T.C là “đánh thức, khơi dậy và trao niềm tin cho người học, giúp họ tự tìm ra chân lý và nhận thức về trách nhiệm phát triển bản thân”. Anh cho biết: “Chúng tôi sẽ cho bạn một mồi lửa để bạn tự thổi bùng lên nhiệt huyết và khát vọng trong cuộc sống. Phát huy tinh thần chia sẻ, tình yêu, sức mạnh nội tại, tất cả những điều này bạn sẽ được học bằng sự trải nghiệm”.

Chủ đề của các chương trình mà S.H.T.C tổ chức rất đa dạng và phong phú, từ: khởi nghiệp, làm giàu, thành công, sáng tạo và ước mơ… đến các vấn đề như: lập kế hoạch cho cuộc đời, đời sống gia đình… Các chương trình này đều hướng đến những tinh thần con người. Các chương trình do S.H.T.C tổ chức đang ngày một thu hút sự chú ý và hưởng ứng của đông đảo mọi người.

Hiện tại, S.H.T.C có một đội ngũ những diễn giả cộng tác tài năng đến từ nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, Quách Tuấn Khanh vẫn còn nhiều trăn trở. “Ở nước ta hiện nay rất hiếm những diễn giả chuyên nghiệp thực sự, cùng với sự phát triển của S.H.T.C, tôi hi vọng tương lai có nhiều hơn nữa những diễn giả Việt Nam trong các buổi diễn thuyết, không chỉ ở trong nước mà còn trên khắp thế giới”.



Gợi ý tìm kiếm:  
Đọc thêm »

Nguyễn Xuân Tài: Tổng giám đốc Socbay từ bỏ giấc mơ Google Mỹ

Từ chối lời mời làm việc tại Google - một trong những gã khổng lồ Mỹ với mức lương 8.000 đôla, chưa kể nhà, xe... Nguyễn Xuân Tài cùng nhóm bạn của mình tự lập công ty riêng, miệt mài làm việc tới 16 giờ mỗi ngày.

Sinh năm 1983 ở vùng quê nghèo của Nghệ An, kinh doanh cũng không phải lĩnh vực ước mơ từ nhỏ, Tài đặt chân vào thương trường rất tình cờ. “Em chỉ có một niềm đam mê lớn nhất ấy là khám phá công nghệ”, Tài tâm sự.

Năm 14 tuổi, lần đầu tiên xem tivi trên chuyên mục quảng cáo có hình ảnh chiếc máy tính ở một cửa hàng vàng, Tài tò mò muốn biết nó là cái gì. Trong đầu cậu luôn đặt ra các câu hỏi người ta sẽ làm gì với chiếc máy tính và Tài luôn đau đáu một điều phải đi đến tận cùng để khám phá những điều bí ẩn từ sản phẩm công nghệ này. Niềm đam mê công nghệ hình thành trong Tài từ đó. Và năm lớp 7, cậu bé vùng quê Nghệ An này đã biết tự mua các thiết bị về để lắp cho mình một chiếc radio.

“Hồi đó, máy tính rất đắt, nó bằng 4 mảnh đất rộng 500 m2. Do vậy, phải mất rất lâu sau đó, em mới được chạm vào chiếc máy vi tính, nó là của bố cậu bạn thân”, Tài cho biết.

Tổng giám đốc Socbay.com - Nguyễn Xuân Tài.

Chiếc vi tính đầu tiên mà Tài được thấy và tiếp cận là một máy Compaq 486 ở nhà một người bạn tên là Giang. Tài hay đến học chung với bạn và phát hiện bố Giang quản lý rất chặt chiếc máy tính. Muốn vào phòng để máy tính ở tầng hai thì phải lên bằng cầu thang mà bố Giang thì thường xuyên ngồi gần đó. Vì vậy, cả Tài lẫn Giang cùng trèo lên mái nhà bên cạnh, sau đó bò sang mái nhà của Giang để đột nhập vào phòng để máy tính. Tài kể: “Để khỏi bị lộ, bọn em di chuyển rất nhẹ nhàng và cứ dùng máy khoảng 30 phút thì tắt máy một lần cho máy khỏi nóng. Bọn em học tin học theo kiểu như vậy suốt ba năm ròng...”.

Đam mê tin học là một chuyện song để hình thành nên tính cách, con người Tài như bây giờ phải kể đến 4 nhân vật khá quan trọng và là thành viên sáng lập của công ty - nơi anh đảm nhận vai trò Tổng giám đốc. Đó là 4 người bạn nối khố của Tài - Hồ Minh Đức, Đinh Nho Nam, Lê Văn Hùng và Nguyễn Hoàng Trung.

5 chàng trai xứ Nghệ này cùng sinh một năm và chơi thân với nhau từ nhỏ. Họ đam mê và theo đuổi ngành học công nghệ thông tin rồi cùng nhau lập công ty riêng Naiscorp và xây dựng cổng thông tin tìm kiếm có cái tên rất lạ Socbay.com, do chính Tài làm Tổng giám đốc. Có người gọi vui là “sốc-bậy”, có người đọc là “sốc-bay” đơn giản vì nó không có dấu. Song các thành viên là 5 bạn trẻ thuộc thế hệ 8X này chỉ giải thích ngắn gọn rằng cái tên Socbay ra đời dựa trên hình ảnh con sóc nhanh nhẹn, năng động cần cù, cặm cụi nhặt hạt dẻ - giống như công cụ tra cứu thông tin (search) mà các thành viên muốn gửi gắm tới cộng đồng những người yêu công nghệ.

5 thành viên sáng lập Socbay tại trụ sở của Google, Mỹ.


Socbay ra đời dựa trên khát vọng xây dựng cổng thông tin tìm kiếm thuần Việt, trong suốt ba năm cuối đại học của 5 chàng trai xứ Nghệ. Họ đã cùng nhau nghiên cứu về công nghệ tìm kiếm, tập trung vào khả năng xử lý tiếng Việt và khối dữ liệu lớn. Đến tháng 7/2006, ngay sau khi tốt nghiệp đại học, nhóm quyết định thành lập riêng. Gia tài lúc bấy giờ là 5 chiếc máy tính, một căn phòng nhỏ để làm việc, toàn bộ tài sản này là của nhà tài trợ. Xác định thấy tiềm năng của công ty, nhiều quỹ đầu tư tìm đến hợp tác, Ban giám đốc trẻ đã quyết định chọn Quỹ Đầu tư mạo hiểm IDG và Softbank làm bạn đồng hành.

Cơ hội đến với 5 cậu sinh viên này khá nhanh và suôn sẻ cho đến một ngày, biến cố xảy ra. Đây cũng chính là bước ngoặt cuộc đời mà 5 chàng trai này phải đối mặt. “Chưa bao giờ bọn em đứng trước một lựa chọn khó khăn và tưởng chừng như vượt quá sức chịu đựng và lứa tuổi của bọn em lúc bấy giờ”, Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Tài nhớ lại.

Sau đúng 3 tháng kể từ khi công ty thành lập, gã khổng lồ Google của Mỹ đã tìm đến Việt Nam để đàm phán mua công ty và công nghệ của Socbay. Đồng thời đề nghị các thành viên sáng lập công ty sang Mỹ làm việc. Vốn coi Google là một hãng hàng đầu thế giới về tìm kiếm nên khi họ tìm đến, Tài cũng như các bạn đều không giấu được sự sửng sốt. “Ai cũng trầm trồ và nghĩ đến một tương lai sáng lạn, làm việc ở trời Tây và cọ xát với phong cách quản lý điều hành kiểu Mỹ”, Tài kể. Sau quá trình đàm phán và thương lượng, 5 thành viên công ty quyết định nhận lời và khăn gói quả mướp sang trời Tây. Họ mang theo nhiệt huyết của tuổi trẻ, cùng với niềm hy vọng về tương lai tươi sáng.

Những ngày sống trên đất Mỹ, làm việc trong tập đoàn mà họ cho là thiên đường không những là của giới công nghệ mà là còn cả thiên đường của cuộc sống trong mơ, họ được tiếp xúc với các chuyên gia của Google trong những đàm phán về công nghệ và kinh doanh, tiếp xúc với Tổng giám đốc Google - Eric Schmidt. Lúc bấy giờ, giá trị công nghệ của nhóm được định giá lên tới hàng chục triệu USD, cả 5 thành viên Socbay được hứa hẹn mức lương 8.000 đôla cùng với xe hơi, nhà ở, các khoản chi tiêu hằng ngày. Tài cùng những người bạn của mình cảm giác như trong cuộc đời này chẳng có sự ưu ái nào lớn hơn dành cho họ.

Thế rồi, những ngày kế tiếp, cả 5 chàng trai mới bắt đầu cảm nhận được những khác biệt, không chỉ về khí hậu, múi giờ. Và họ như thấy mình lạc lõng giữa đất nước mà người ta vẫn gọi là thiên đường. “Ngày buồn ngủ díp mắt, tối lại thức chong chong, khi quen được môi trường, sinh hoạt mới cũng là lúc bọn em chuẩn bị về nước. Bọn em đấu tranh tư tưởng ghê gớm giữa nhận lời mời làm việc với việc trở về VN để tiếp tục duy trì ước mơ xây dựng cái của riêng mình”, Tài kể.

Trước lựa chọn gần như sinh tử như vậy, bên họ không có bất cứ sự hậu thuẫn nào từ các bậc đàn anh đi trước. Cha mẹ người thân chỉ có mỗi lời động viên an ủi rằng: Tùy các con quyết định. Trong khi với một sinh viên vừa ra trường, khoản tiền lớn đó và với mức lương 8.000 đôla một tháng quả là ghê gớm. Sự giằng co tưởng chừng như vượt quá sức chịu đựng của lứa tuổi 22 của họ lúc bấy giờ lúc bấy giờ. Họ đứng trước sự lựa chọn: Nếu làm cho Google với công việc theo thỏa thuận, cả đời Tài và các bạn không phải bận tâm đến tiền. Còn nếu về Việt Nam, cậu và các bạn sẽ phải xây dựng công ty từ những ngày đầu, chật vật, vất vả mà giống như một canh bạc, chưa biết thắng hay thua.

“Có một yếu tố gần như là sống còn khiến bọn em lựa chọn con đường trở về VN, từ chối lời mời của Google đó chính là tình bạn. 5 đứa bạn em chơi với nhau từ bé và lớn lên bên nhau, nếu ở VN chúng em vẫn tiếp tục làm việc với nhau, còn nếu làm cho Google, 5 đứa sẽ được phân công 5 công việc khác nhau, điều này khiến chúng em lo sợ nhất”, Tài nhớ lại.

Phó tổng giám đốc của Socbay - Hồ Minh Đức cũng chia sẻ: “Khi thực sự va vấp với cuộc sống, có chút bươn chải trên thương trường, bọn em hiểu rằng có những điều không thể mua được bằng tiền”.

Google đặt vấn đề mua lại Socbay cùng với việc mời các thành viên trong nhóm sang Mỹ làm việc, Đức cho rằng cái mà gã khổng lồ này cần không phải công ty mà là con người. Bởi hồi đó, Socbay mới ra đời được 3 tháng và hầu như chưa có doanh thu. Hiểu được điều này, 5 chàng trai xứ nghệ cho rằng chẳng phải cứ đâu trên đất Mỹ mà bằng sự đoàn kết của mình, nhóm cậu vẫn có thể đi đến đến tận cùng với sản phẩm của mình, muốn được độc lập.

Quả nhiên, sau hơn 2 năm phát triển, với khởi đầu 5 “lãnh đạo kiêm nhân viên”, đến nay nhân sự của công ty đã lên tới 125 người và mạng lưới cộng tác viên rộng khắp. Hệ thống Socbay đang cung cấp các dịch vụ tìm kiếm web, nhạc MP3, tra từ điển trực tuyến đa ngôn ngữ, rao vặt và địa điểm. Ngoài ra, Socbay còn cung cấp cho cộng đồng mạng một loạt các sản phẩm mới với nhiều tiện ích: Cổng thông tin Socbay Travel tiếp thị điện tử cho doanh nghiệp du lịch, Socbay iMedi - Cổng thông tin tìm kiếm và giải trí trên di động với số lượng người dùng lớn nhất hiện nay ở Việt Nam.

“Niềm vinh hạnh nhất của chúng em đó là công nghệ Việt được khẳng định, chúng em đã triển khai thành công công nghệ của mình để phục vụ cho Chính Phủ, các tập đoàn lớn của Việt Nam như VinaPhone, MobiFone, Viettel. Công nghệ Socbay đã được các tập đoàn như Nokia, Samsung… áp dụng trong các sản phẩm chiến lược của mình”, Tài tâm sự

“Điều chúng em mong muốn nhất là sản phẩm của công ty được nhiều người sử dụng, đó là tiêu chí của sản phẩm thành công”, các thành viên sáng lập của Socbay cho biết.

Và giờ đây khi công ty cứng cáp và đi vào hoạt động ổn định, Tài cũng như các bạn tự hào khoe rằng: Sự trở về Việt Nam là sáng suốt. Họ vẫn làm việc cùng nhau để đang hiện thực hóa giấc mơ xây dựng một thiên đường mạng kiểu Mỹ ngay trên đất Việt.


Gợi ý tìm kiếm: , 
Đọc thêm »

Đoàn Quốc Việt: Ông chủ đầm tôm thích bay

Nuôi tôm công nghệ cao vì Việt Nam chưa có ai làm, thành lập Air Mekong bởi thấy việc đi lại bằng đường hàng không còn nhiều bất cập… Tiến sĩ Đoàn Quốc Việt khiến nhiều người bất ngờ vì những quyết định của mình.

Sau khi bảo vệ thành công luận án nghiên cứu sinh tại Học tại viện Hàng không và Cơ học ứng dụng Đại học Bách khoa Warsaw, ông Đoàn Quốc Việt không khởi nghiệp bằng nghề mình đã học mà kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn tại Ba Lan.

Trong một lần về nước, đi du lịch ở Hạ Long, ông cùng với vài người bạn loay hoay mãi không tìm được khách sạn như ý. Người bạn đề xuất: “Sao ông không đầu tư xây dựng khách sạn nào đó tại đây”. Ông Việt chợt nghĩ: “Ừ nhỉ, ngẫm cũng phải”. Thế là khách sạn tư nhân 4 sao Hạ Long Plaza ra đời thời gian sau đó.


Chủ tịch Air Mekong.

Không chỉ có khách sạn, sự nghiệp kinh doanh của ông tại Việt Nam là một chuỗi những tình cờ thú vị, đi kèm với những cơ hội. Từ một phó tiến sĩ được đào tạo về lĩnh vực ứng dụng hàng không, đi kinh doanh khách sạn, đùng một cái, ông chuyển sang nghề nuôi tôm. Các lĩnh vực này vốn chẳng mấy liên quan đến nhau.

Khi được hỏi chuyện, ông Việt nói một cách say sưa về những ngày đầu chật vật với việc nhân giống, chọn lựa tôm bố mẹ, rồi những sản phẩm tôm lần đầu tiên mang đi xuất khẩu.

Ông Việt nhớ lại, trong một lần trao đổi về ngành thủy sản khi tới thăm Hạ Long, Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn có bày tỏ tâm tư về việc ngành nuôi tôm của Việt Nam quá bấp bênh. Tại thời điểm đó, Việt Nam chưa công ty nào có thể nuôi tôm bố mẹ sạch bệnh, giúp các mùa tôm có thu hoạch ổn định; phần lớn đều ở tình cảnh bấp bênh, mùa này được nhưng mùa sau lại mất. Nghe vậy, ông chủ của Hạ Long Plaza nói rằng mình có thể làm được, dù kiến thúc về nuôi tôm lúc đó chỉ là con số 0.

Sau cuộc nói chuyện với Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn, ông Việt đặt quyết tâm phải làm bằng được. Ông chủ khách sạn đã sang Mỹ mời một chuyên gia hàng đầu về nuôi tôm, đưa về Việt Nam để xây dựng một trại tôm giống sạch bệnh đầu tiên ở trong nước. Sau 14 tháng, lứa tôm giống sạch bệnh đầu tiên đã ra lò. Kể từ thời điểm này, những đầm tôm ở Việt Nam đã bắt đầu bớt đi sự bấp bênh do dịch bệnh cũng như thời tiết nhờ tôm giống được ra đời và chăm sóc với những phương pháp, công nghệ mới.

“Một số người thường nghĩ đến nuôi tôm là vài cái ao và một nền nông nghiệp mà không biết rằng đó là ngành sử dụng nhiều công nghệ mới. Chỉ riêng đầm tôm của chúng tôi đã cần tới 50 chuyên gia nước ngoài ở tất cả các công đoạn để thực hiện việc áp dụng và chuyển giao công nghệ”, ông chia sẻ.

Chưa hết, ông chủ đầm tôm tâm tư: “Nhiều người cứ nghĩ tôi đang sở hữu vài ba cái ao. Họ đâu biết tôi đang có diện tích nuôi tôm lên tới 1.300 ha - lớn nhất trong các doanh nghiệp nuôi tôm xuất khẩu ở Việt Nam”. Mỗi năm, đầm tôm của ông đem lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng với hàng nghìn tấn sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật và Đông Âu.

Gia đình ông Đoàn Quốc Việt (Vợ, con trai, con gái và con rể) trên đỉnh núi Mount McKinley cao nhất của bang Alaska, Mỹ.

Ngoài việc đi tiên phong trong nuôi tôm sạch bệnh, ông Việt từng gây ngạc nhiên với tuyên bố sẽ nuôi cá song đẻ được trong khi những đơn vị nuôi loại cá này thời điểm đó chưa thành công. Ông chủ đầm tôm cho biết: “Lúc đó tôi chưa biết nuôi cá song đẻ khó thế nào nhưng nghĩ, nếu nước khác làm được mà mình lại có điều kiện khí hậu thuận lợi thì cũng có thể thành công”. Đúng như ông nói, sau 6 tháng tìm hiểu tại Đài Loan, mời chuyên gia nước ngoài về thực hiện chuyển giao công nghệ, năm 2001, chủ đầm tôm đã thành công trong việc nuôi cá song đẻ.

Câu chuyện kinh doanh hàng không của ông cũng đến ngẫu nhiên như kinh doanh đầm tôm vậy. Công ty Đầu tư và Phát triển sản xuất Hạ Long (BIM) mà ông Việt làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc có nhiều dự án từ Bắc tới Nam. Cũng vì thế, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của ông rất cao, trong khi dịch vụ trong ngành này lại hạn chế. Nhận thấy nhu cầu và những mảng thị trường còn trống, Chủ tịch của BIM quyết định đầu tư mở hãng hàng không mới với tên gọi Air Mekong.

Ông cho biết, giữa tôm và hàng không có một điểm chung là cùng liên quan đến quá trình chuyển giao vốn cũng như công nghệ cao. Tuy nhiên, không nhanh như nuôi tôm, quá trình khai trương Air Mekong của ông Việt mất tới 2 năm chuẩn bị.

Tương tự như nuôi tôm, đội ngũ ban đầu của Air Mekong có hầu hết nhân sự chủ chốt là người nước ngoài như phi công (100%), bảo dưỡng kỹ thuật (90%)… Ông chủ của hãng giải thích: “Hàng không là một ngành có tiêu chuẩn tuyệt đối. Vì thế, nếu như mới bay mà các yếu tố về đảm bảo an toàn, đúng lịch trình, thời gian, dịch vụ không được đảm bảo thì sẽ khó tồn tại. Thêm vào đó, đây cũng là một ngành mà Việt Nam còn lạc hậu nên cần có chuyển giao công nghệ từ các hãng nước ngoài nên nhân tố ngoại đóng vai trò quan trọng tại Air Mekong trong thời kỳ đầu”.

Cũng nhờ “yếu tố ngoại”, trong 3 tháng bay đầu tiên, Air Mekong trở thành hãng hàng không tại Việt Nam không chậm giờ, bỏ chuyến trong cả điều kiện thời tiết xấu. Nhiều khách hàng bay hạng ghế thương gia đã quay trở lại và cùng đồng hành với hãng trên các chuyến tiếp theo. “Chi phí ban đầu có thể cao nhưng uy tín của hãng được đảm bảo là nhân tố quan trọng nhất khi chúng tôi mới bước chân vào ngành hàng không”, ông chủ đầm tôm tâm sự.

Thừa nhận Air Mekong khó có khả năng sinh lời cao nhưng ông Việt tiết lộ, hàng không đem lại những cơ hội mới cho các dự án khách sạn, khu nghỉ dưỡng của BIM và những nguồn lợi khác mà người bên ngoài khó nhìn thấy. Ông cũng cho biết thêm, Air Mekong không có những khát vọng to lớn gì trong việc cạnh tranh với các đàn anh như Vietnam Airlines hay Jetstar Pacific. “Chúng tôi không có thói quen chứng minh là mình giỏi hơn ai mà chỉ muốn tồn tại để tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng”, người đứng đầu Air Mekong tâm sự.

Theo ông Việt, chiến lược của hãng là sử dụng máy bay phản lực hiện đại để tạo ra các thị trường ngách. Trong vòng 5 năm tới, Air Mekong sẽ tập trung vào các tuyến bay tới hải đảo, cao nguyên - những mảng mà các hãng lớn chưa làm, để tạo sự khác biệt. Sau khi khai thác tốt các thị trường ngách, hãng mới tính tới các trục bay nhờ nối các ngách lại với nhau.

Điều hành một nhóm công ty kinh doanh đa ngành (tôm, muối, bất động sản, hàng không…), ông chủ của BIM luôn bận rộn. Cũng vì thế, ông cũng chưa thu xếp được thời gian để đi chơi golf với nhiều người bạn mà đơn giản chỉ chạy bộ mỗi ngày ở nhà để rèn luyện khỏe.

Cứ hai tuần một lần, ông Việt cố gắng bỏ thời gian cùng vợ đi chợ và đích thân vào bếp nấu cơm để không khí gia đình thêm phần ấm áp. “Đó cũng là một thú vui của tôi”, ông tâm sự. Mỗi năm, ông chủ của BIM dành một đến hai kỳ nghỉ để cùng cả gia đình khi khám phá những vùng đất đặc biệt trên thế giới và cũng để học hỏi từ những chuyển đi.

“Sắp tới, BIM có thể sẽ đầu tư thêm vào ngành năng lượng gió và sẽ phát triển ngành này trên chính vùng sản xuất công nghiệp muối Quán Thẻ - Ninh Thuận - nơi mà tiềm năng về gió thuộc loại bậc nhất Việt Nam”, chủ tịch Đoàn Quốc Việt nói.



Gợi ý tìm kiếm:  
Đọc thêm »